Phong cách Expressionism – “mãn nhãn” thị giác người nhìn

Phong cách expressionism là một trào lưu thiết kế nội thất mới hiện nay. Sự đơn giản, phá cách và xóa nhòa những định kiến truyền thống khiến expressionism nhận được sự ủng hộ tích cực. Cùng Le Vin khám phá ngay trào lưu nghệ thuật “mãn nhãn” thị giác người nhìn ngay dưới đây thôi.

Phong cách Expressionism - "mãn nhãn" thị giác người nhìn

Phong cách Expressionism là gì?

Đậm sắc màu tươi trẻ, sống động, phá cách nhưng cũng đầy lãng mạn, tinh tế chính là những gì thuộc về phong cách expressionism.

Lịch sử hình thành

Phong cách Expressionism – hay còn được biết đến là nghệ thuật của sự biểu hiện – là tiếng nói thể hiện cá tính riêng biệt, độc đáo hiếm có khó tìm.

Bắt nguồn từ lĩnh vực nghệ thuật (thơ ca, hội họa, điêu khắc…) từ cuối thế kỷ XIX, trường phái biểu hiện được xuất hiện trong các tranh vẽ của nhiều họa sỹ nổi tiếng. Mời bạn tham khảo một vài bức tranh theo trường phái biểu hiện bên dưới.

Lịch sử hình thành phong cách expressionism

Đến đầu thế kỷ XX, expressionism dần lan rộng ra các lĩnh vực khác, trong đó có kiến trúc nội thất.

Công khai phản pháo sự cứng nhắc của những thiết kế cổ điển quá nguyên tắc, rập khuôn; expressionism nổi dậy như một cuộc bạo động đấu tranh cho tiếng nói của nghệ thuật.

expressionism nổi dậy như một cuộc bạo động đấu tranh cho tiếng nói của nghệ thuật
giờ đây trường phái biểu hiện đã có một chỗ đứng nhất định trong xã hội

Thay vì im lặng như trước đây, giờ đây trường phái biểu hiện đã có một chỗ đứng nhất định trong xã hội. Và dần được chấp nhận, ủng hộ bởi những ai yêu mến ý nghĩa của nó.

Định nghĩa về phong cách expressionism

Phong cách này rất dễ gây ấn tượng cho người nhìn, bởi những sắc màu sặc sỡ và đường nét “bất hợp lý”.

Định nghĩa về phong cách expressionism

Bởi người ủng hộ nhanh chóng tăng cao, tốc độ phủ sóng của trường phái biểu hiện này cũng lan nhanh. Ngày nay, ngoài kiến trúc – nội thất; các lĩnh vực như nhạc kịch, phim ảnh, ca nhạc, hội họa… đều có lấp ló bóng dáng của expressionism.

Cảm giác như căn phòng bị tạt sơn vào, song nhìn kỹ lại thấy màu sơn được bố trí rất có bố cục, có hệ thống. Hệt như một ma thuật thôi miên con người vào những sắc màu nối tiếp vô biên. Vì vậy, đây được xem là một sự ẩn dụ nghệ thuật đỉnh cao, có liên hệ với trường phái ấn tượng và nhiều trường phái khác.

Định nghĩa về phong cách expressionism

Xem thêm: Văn phòng phong cách Brutalism: mộc mạc mà ấn tượng

Nét riêng biệt của phong cách Expressionism trong thiết kế

Đặc trưng của phong cách thiết kế Expressionism sẽ không giống như những phong cách khác. Bởi phong cách này không hề theo những lối mòn cũ, hoàn toàn khác biệt về mọi thứ. B

“Trông vô lý nhưng lại rất hợp lý”

Nét nổi bật trong phong cách expressionism là sử dụng sự pha trộn giữa màu sắc và các đường nét (thẳng, nhọn, gấp khúc, chấm phá…)

"Trông vô lý nhưng lại rất hợp lý"

Thêm vào đó, ắt hẳn hiệu ứng thị giác đã được lồng ghép khéo léo vào nghệ thuật của sự biểu hiện. Tại các không gian như nhà ở, văn phòng.. thường thì một khu vực nào đó sẽ được chọn để biểu lộ phong cách này.

Cách phân mảng nội thất và màu sơn tưởng chừng như được xếp ngẫu nhiên, song người thiết kế phải dụng tâm rất nhiều để biến các đường nét và màu sắc hài hòa thành một khối. Điều đó dễ gây ấn tượng mạnh với người nhìn mà vẫn tạo được cảm giác hài hòa khó tả. Kiểu như “trông vô lý nhưng lại rất hợp lý”

"Trông vô lý nhưng lại rất hợp lý"

Đây là một nét đặc trưng của phong cách này, khiến cho người nhìn bị nhấn chìm vào không gian nghệ thuật.

“Thích thì nhích”

Phong cách expressionism vốn không có một quy tắc hay tiêu chuẩn nào, kiểu như “thích thì nhích”

Càng bứt phá giới hạn bản thân, càng biểu lộ cái tôi đam mê cháy bỏng bao nhiêu vào thiết kế, bạn sẽ càng tiệm cận gần hơn với expressionism.

"Thích thì nhích"

Một điểm đặc biệt nữa là bởi vì sự xáo trộn màu sắc, các đồ nội thất thường bị “nhấn chìm” mất tăm. Rất khó để phân biệt được đâu là sofa, bàn ghế và tivi… trong một không gian.

"Thích thì nhích"

Vì vậy mà thiết kế theo phong cách expressionism thường không chú trọng đến sự tiện nghi trong văn phòng. Chủ yếu là đề cao tính thẩm mỹ.

“Sắc màu nổi loạn”

Không có bất kỳ quy tắc hay một chuẩn mực nào về gam màu. Vì vậy gam màu chủ đạo hầu như không tồn tại trong phong cách này.

Tuy nhiên, cũng không thể sử dụng các màu sắc một cách bừa bãi, như vậy sẽ tạo ra một đống “hỗn độn” sắc màu.

"Sắc màu nổi loạn"
"Sắc màu nổi loạn"

Các cặp màu sắc nổi bật và tương phản thường được expressionism “ưu ái” hơn cả. Chẳng hạn các cặp màu: tím – vàng, xanh – đỏ, đen – trắng…

Có thể nói, phong cách expressionism là tiếng nói chủ quan cá nhân của cái tôi ở mỗi người, biểu hiện sự tự do, không bị bó buộc và sự thay đổi bứt phá. Vì vậy bạn có thể thoải mái sáng tạo theo ý tưởng riêng của bạn, đặc biệt là ở hình khối và màu sắc.

Ứng dụng của phong cách thiết kế nội thất Expressionism

Thiết kế nội thất theo phong cách expressionism có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống, cụ thể:

Ứng dụng của phong cách thiết kế nội thất Expressionism
Ứng dụng của phong cách thiết kế nội thất Expressionism
  • Tăng tính nghệ thuật: Những phòng triển lãm, các buổi biểu diễn nghệ thuật thường sử dụng phong cách này, với mục đích chính là làm mãn nhãn và thỏa mãn thị giác người chiêm ngưỡng.
  • Tăng nhận diện bản sắc cá nhân/ tổ chức: cá nhân hay tổ chức khi muốn ghi dấu ấn riêng có thể sử dụng phong cách thiết kế expressionism.
  • Độc lạ, khó lẫn: bởi không có nhiều ai thường áp dụng phong cách này, nên nếu áp dụng linh hoạt vào không gian sống/ không gian làm việc của bạn, sẽ là điểm mạnh nổi bật độc đáo.

Lời kết

Bởi vì đề cao tính cá nhân, cái tôi nghệ thuật riêng biệt nên phong cách expressionism là một sự bứt phá ngoạn mục. Hơn nữa, đây cũng được xem là tiền đề cho những phong cách nghệ thuật sau này. Còn về phía bạn, bạn nghĩ sao về phong cách này?

Liên hệ với Le Vin nếu bạn cần tư vấn nhé:

5/5 - (1 vote)
.
.
.
.

Tặng bản thiết kế Layout + Concept

Thông tin bảo hành

Tư vấn miễn phí

Tặng bản thiết kế miễn phí. Nhận tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ thiết kế, thi công từ Levin Decor

Giới thiệu người ứng tuyển

Nộp hồ sơ ứng tuyển