Phong cách minimalism – cho thiết kế thêm phần tinh tế

Phong cách minimalism là một trong số các phong cách được yêu thích nhất mọi thời đại. Không gian văn phòng sẽ trở nên thanh thoát và tinh gọn hơn bao giờ hết với minimalism. Cùng Le Vin Decor tìm hiểu rõ hơn về phong cách này trong bài viết dưới đây.

Phong cách minimalism - cho thiết kế thêm phần tinh tế

Phong cách Minimalism là gì?

Minimalism dịch ra tiếng việt nghĩa là phong cách tối giản. Phong cách tối giản tập trung vào việc bố trí và sắp xếp các sự vật, sự việc sao cho hài hòa nhưng cần phải đơn giản nhất có thể.

1. Lịch sử hình thành

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào nghệ thuật phương Tây đã đưa chủ nghĩa minimalism – chủ nghĩa tối giản trở nên phổ biến rộng rãi. Những năm 60 – 70 của thế kỷ XX chính là thời hoàng kim của chủ nghĩa này.

Thời kỳ hoàng kim của phong cách minimalism bắt đầu từ những năm 60 - 70 thế kỷ XX
Thời kỳ hoàng kim của phong cách minimalism bắt đầu từ những năm 60 – 70 thế kỷ XX

Sự ra đời của minimalism đã tạo nên làn sóng bác bỏ các phong cách nội thất thịnh hành bấy giờ: phong cách trang trí thời Victoria đến trường phái Trừu tượng. Rất nhiều người nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, hội họa, kiến trúc… đã cho ra đời các tác phẩm xoay quanh chủ đề minimalism.

Ngày nay, phong cách minimalism được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: thời trang, nghệ thuật cho tới kiến trúc, thiết kế nội thất.

thời trang minimalism
thời trang minimalism
nghệ thuật minimalism
nghệ thuật minimalism
thiết kế minimalism
thiết kế minimalism

2. Phong cách minimalism trong thiết kế nội thất

Cha đẻ của phong cách minimalism là kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe

Cha đẻ của phong cách minimalism trong thiết kế nội thất & kiến trúc là Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969).

“Less is more” là câu châm ngôn nổi tiếng của ông, vẫn được lưu truyền rộng rãi đến tận ngày nay.

"Less is more" là câu châm ngôn nổi tiếng của ông

Chú trọng tới các đường nét cơ bản trong không gian, ông tạo nên các nguyên tắc thiết kế đơn giản, gọn gàng mà vẫn đảm bảo được sự tiện nghi, thoải mái. Vậy nên trong gần một thế kỷ, phong cách thiết kế tối giản của ông đã trở nên rất phổ biến.

Một số thiết kế phong cách tối giản của ông:

Biệt thự Tugendhat, 1930
Biệt thự Tugendhat, 1930
Nhà Farnsworth, 1951
Nhà Farnsworth, 1951
Văn phòng Bacardi, 1961
Văn phòng Bacardi, 1961
Thư viện tưởng niệm Martin Luther King, 1972
Thư viện tưởng niệm Martin Luther King, 1972

Những đặc điểm của thiết kế phong cách minimalism

Những căn phòng, tòa nhà, doanh nghiệp… thiết kế theo phong cách minimalism sẽ có 5 đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận diện, đó là:

1. Càng đơn giản càng tốt

Như đã đề cập ở trên: “less is more” – “càng đơn giản càng tốt” là phương châm hàng đầu của phong cách này. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận diện được các thiết kế của minimalism rất đơn giản, thậm chí có phần đơn điệu:

Phong cách minimalism sẽ giản lượt toàn bộ các chi tiết thừa rườm rà
giản lược các chi tiết
Chủ yếu tập trung vào các vật dụng nội thất cần thiết
tập trung vào các vật dụng cần thiết
Ưu tiên sử dụng các đồ nội thất thông minh
sử dụng đồ nội thất thông minh
  • Giản lượt toàn bộ các chi tiết thừa, chỉ giữ lại phần quan trọng
  • Không trang trí quá nhiều, chủ yếu tập trung vào các vật dụng cần thiết (bàn, ghế, tủ, đèn…)
  • Ưu tiên sử dụng các đồ nội thất thông minh, tích hợp công năng 2 trong 1

Nếu bạn muốn tối ưu không gian văn phòng với chi phí hợp lý nhất, Le Vin có thể giúp bạn. Liên hệ 0909 694 047 hoặc truy cập levindecor.com để được tư vấn sớm chi tiết.

2. Gọn gàng sạch sẽ

Minimalism không chỉ thể hiện trong phong cách thiết kế, mà còn biểu lộ trong phong cách sống: sống sao cho gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ tinh tươm. Những người theo chủ nghĩa tối giản – minimalists thường đặc biệt làm tốt việc giữ gìn không gian sống ngăn nắp, gọn gàng.

gọn gàng ngăn nắp rất quan trọng trong phong cách minimalism
gọn gàng ngăn nắp
sắp xếp cẩn thận các vật dụng bài trí trong nhà/ phòng làm việc
sắp xếp cẩn thận
không trưng bày nội thất lộn xộn
không trưng bày nội thất lộn xộn

Nghiên cứu chỉ ra rằng một ngôi nhà lộn xộn có thể gây ra mức độ căng thẳng cao, cộng thêm nhiều mầm bệnh tiềm ẩn. Tình trạng chán chường nơi ở của chính mình bởi sự bừa bộn không sạch sẽ có thể khiến bạn stress nặng hơn trong cuộc sống áp lực bộn bề. Vì vậy hãy siêng năng dọn dẹp, dù bất kể nơi ở/ chỗ làm của bạn đang mang phong cách gì.

3. Giảm thiểu sắc màu

Không phải cứ phải theo phong cách tối giản là phải sống trong không gian đơn sắc nhàm chán. Bạn có thể kết hợp các sắc màu với nhau, tuy nhiên:

  • Không nên pha trộn quá nhiều màu sắc trong cùng một không gian
  • Nên tham khảo tối đa 3 màu cho không gian của mình: màu nền, màu chủ đạo và màu tạo điểm nhấn.
  • Chọn các cặp màu sắc trung tính hài hòa.
khi thiết kế theo phong cách tối giản, cần giảm thiểu các sắc màu

tập trung vào 2 hoặc 3 màu sắc hài hòa
sử dụng các gam màu paster hay màu trung tính cho không gian thêm phần thanh thoát

Các cặp màu sắc bạn có thể tham khảo trong thiết kế nội thất:

Màu chủ đạo: Trắng

  • Màu nền: màu gỗ nhạt
  • Màu điểm nhấn: Đen

Màu chủ đạo: Đen

  • Màu nền:Trắng
  • Màu điểm nhấn: Màu gỗ

Màu chủ đạo: Xám, ghi

  • Màu nền: Trắng
  • Màu điểm nhấn: Đỏ hoặc vàng mây

Đối lập với phong cách sắc màu hài hòa của minimalism có phong cách color-block – phong cách thể hiện sự phá cách trong màu sắc.

Xem thêm: Văn phòng phong cách color block là gì?

4. Cân bằng hài hòa

Yếu tố cân bằng và hài hòa có thể được biểu lộ trong việc:

Sử dụng các hình dạng đơn giản và tự nhiên trong thiết kế nội thất

Sử dụng các hình dạng đơn giản và tự nhiên: ưu tiên những thiết kế đơn giản và có tính tiện dụng, tối giản hóa các chi tiết trang trí, từ đường nét, hình khối kiến trúc đến trang trí nội thất.

Sử dụng nội thất tối giản: nội thất được thiết kế với các hình dáng đơn giản, hài hòa, hiện đại, không cầu kỳ, mang tính đồng bộ cao, chủ yếu lấy đường nét hình khối để tạo điểm nhấn cho không gian.

Sử dụng nội thất tối giản mà thông tinh, tiên lợi
Chú trọng không gian, khoảng trống giảm thiểu sự bí bách, ngột ngạt

Chú trọng không gian, khoảng trống: trong văn phòng luôn có những khoản trống nhỏ, giúp giảm thiểu sự bí bách, ngột ngạt, duy trì một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng và rộng rãi.

Đồng thời sắp xếp các đồ nội thất có tính tương đồng ở gần nhau( kiểu dáng, màu sắc, cách sử dụng…)

5. Chú trọng ánh sáng

Ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Các xúc cảm hưng phấn hay trầm cảm trong môi trường làm việc cũng được góp một phần bởi ánh sáng. May mắn là trong các kiến trúc – nội thất theo phong cách minimalism, không gian thường được thiết kế rộng mở, đón nhiều ánh sáng tự nhiên, tích hợp ánh sáng nhân tạo hợp lý.

Cân bằng ánh sáng sao cho hài hòa rất quan trọng trong phong cách minimalism
Cân bằng ánh sáng sao cho hài hòa rất quan trọng trong phong cách minimalism

Lợi ích của phong cách thiết kế tối giản

Ngày nay, phong cách tối giản đã được đa dạng hoá với các gam màu phù hợp với màu sắc thương hiệu. Trong cả hiện tại lẫn tương lai, xu hướng thiết kế nội thất theo phong cách này vẫn sẽ tiếp tục thịnh hành và phát triển hơn nữa.

Phong cách tối giản – minimalism đem đến ích lợi cho cuộc sống hiện đại bằng cách:

  • Giảm thiểu nhu cầu mua sắm, văn hóa tiêu dùng thừa thãi
  • Tăng khả năng sử dụng, tái chế các đồ nội thất bền vững
  • Tiết kiệm chi phí trang trí nội thất
  • Tối ưu diện tích, tối ưu không gian
  • Có được kỹ năng dọn dẹp và sắp xếp một cách khoa học
  • Thể hiện tính cách trang nhã, tinh tế riêng biệt
  • Điều hòa cảm xúc con người, giúp tinh thần thư thái
  • Giúp con người biết chấp nhận những điều cần và đủ, không thỏa mãn cái tôi ham muốn bằng được
  • Đem lại hình ảnh chuyên nghiệp cho cá nhân, tổ chức theo một thể thống nhất

Anh em gần gũi với phong cách minimalism chính là phong cách Zen – Thiền định của Nhật Bản. Sự kết hợp của 2 phong cách kể trên được ví như ngôi sao đang lên trong xu hướng thiết kế nội thất tương lai.

Lời kết

Phong cách minimalism tuy đơn giản mà không đơn điệu, và luôn không bị lỗi thời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đôi khi sự giản đơn lại chính là chìa khóa cốt lõi mở ra một không gian làm việc, và cũng mở ra một không gian trong lòng mỗi người. Hy vọng bài viết này đem đến kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu bạn cần Le Vin tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909 694 047

Đánh giá
.
.
.
.

Thông tin bảo hành

Tư vấn miễn phí

Tặng bản thiết kế miễn phí. Nhận tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ thiết kế, thi công từ Levin Decor

Giới thiệu người ứng tuyển

Nộp hồ sơ ứng tuyển