Phần lớn nhiều người hiện nay chưa phân biệt một cách triệt để giữa hai mô hình văn phòng phổ biến nhất hiện nay là mô hình không gian văn phòng đóng và văn phòng mở. Sự khác biệt giữa hai loại văn phòng này là gì? Đặc điểm của từng loại mô hình và ưu nhược điểm của từng loại mô hình như thế nào. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và lựa chọn mô hình văn phòng phù hợp với văn phòng của mình. PHÂN BIỆT KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VĂN PHÒNG ĐÓNG VÀ VĂN PHÒNG MỞ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN PHÒNG ĐÓNG Là loại văn phòng truyền thống với không gian kín, các phòng làm việc sẽ được bố trí thành từng phòng riêng biệt, sử dụng bức tường hoặc vách ngăn để ngăn cách. Đặc điểm của văn phòng đóng: Mỗi bộ phận, tổ chức, cá nhân sẽ có một không gian riêng, tách biệt bằng những bức tường (Thạch cao, gạch,..) Mang đến không gian riêng tư, an toàn thoải mái, điều này giúp nhân viên tập trung không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài Loại bỏ cảm giác bị người khác giám sát Kết quả làm tăng khả năng sáng tạo nâng cao năng suất làm việc >>> Xem thêm: VĂN PHÒNG ĐÓNG LÀ GÌ? NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA VĂN PHÒNG ĐÓNG KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN PHÒNG MỞ Là loại hình văn phòng sử dụng không gian chung. Giảm tối đa các không gian riêng các bức tường và vách ngăn. Đặc điểm của văn phòng mở: Các bàn làm việc được bố trí cạnh nhau Một vài trường hợp sử dụng những tấm chắn kinh trong suốt hoặc panel nhựa để ngăn cách bàn làm việc Kết quả đem lại sự kết nối giữa các nhân viên, đề cao tính sáng tạo, khu vực làm việc chung rộng rãi thoáng đãng tiện dụng trong công việc >>> Xem thêm: VĂN PHÒNG MỞ LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG MỞ ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA VĂN PHÒNG ĐÓNG VÀ VĂN PHÒNG MỞ Một số điểm giống nhau giữa kiểu văn phòng đóng và văn phòng mở Đều là các mô hình văn phòng phổ biến trên thế giới và có lịch sử lâu đời. Đều hướng đến mục đích mang lại không gian làm việc tốt nhất và năng suất nhất cho nhân viên. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình văn phòng cần phù hợp với lĩnh vực hoạt động và quy mô của công ty để đạt được năng suất tốt cho nhân viên và tính thẩm mỹ của doanh nghiệp. MỘT SỐ LOẠI MÔ HÌNH VĂN PHÒNG PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI Văn phòng ảo (Virtual Office) Văn phòng thông minh (Smart Office) Văn phòng trọn gói (Service Office) Văn phòng xanh (Green Office) Văn phòng thiên nhiên (Biophilic Office) SO SÁNH VĂN PHÒNG ĐÓNG VÀ VĂN PHÒNG MỞ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, CÔNG TY ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Sau đây, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn nhé CHI PHÍ XÂY DỰNG Văn phòng đóng: Chủ yếu tính toán việc phân chia không gian văn phòng thành những phòng riêng biệt với vách ngăn, tường, cửa ra vào,…Vì vậy chi phí xây dựng tương đối cao. Văn phòng mở: Khi bạn lựa chọn văn phòng mở, đồng nghĩa với việc số lượng vách ngăn và cửa giảm xuống mức thấp nhất, tuy nhiên thay vào đó ta thường thấy văn phòng mở tốn kém nhiều vào việc trang trí văn phòng. CHI PHÍ NỘI THẤT, THIẾT BỊ Chi phí đầu tư cho nội thất, trang thiết bị của 2 loại mô hình văn phòng này cũng có sự chênh lệch Văn phòng đóng: Có thể nói tùy vào cách thiết kế nội thất văn phòng, mà các trang thiết bị cần thiết như điều hòa, máy in, bàn làm việc,… sẽ cần để lắp đủ. Ở một số văn phòng đóng thì chi phí này tương đối cao. Văn phòng mở: Không thể bó buộc rằng không gian làm việc chung nên chi phí bỏ ra là thấp. Ở một vài trường hợp, số lượng nhân viên đông chi phí bỏ ra cũng khá tốn kém. TÍNH BẢO MẬT Văn phòng đóng: Tạo không gian riêng cho các phòng ban, các cuộc hợp và gọi điện. Vì thế, các thông tin khó bị rò rỉ ra ngoài. Từ đó, giữ vai trò lớn trong những cuộc hợp quan trọng đối với đối tác, khách hàng. Văn phòng mở: Do cơ cấu mở và các nhân viên làm việc chung nên tính bảo mật không cao, gây khó khăn đến các vấn đề cần bảo mật CHI PHÍ BẢO DƯỠNG, DUY TRÌ, TU SỬA Văn phòng đóng: Chi phí sẽ khá cao do số lượng đồ nộ thất và thiết bị nhiều Văn phòng mở: Chí phí thường không cao do các thiết bị, nột thất ít hơn . Các phòng ban tập trung lại, nhân viên sử dụng chung bàn, thiết bị điện nên hạn chế tình trạng hỏng hóc, thường xuyên phải sửa chữa KHẢ NĂNG NÂNG CẤP, TÁI CẤU TRÚC Sử dụng văn phòng một thời gian dài, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng, nâng cấp,tái cấu trúc. Khi ấy, mô hình thiết kế văn phòng đóng và văn phòng mở sẽ có những lợi ích hạn chế sau: Văn phòng đóng: Khi muốn tái cấu trúc, nâng cấp hoặc mở rộng quy mô sẽ gặp phải khó khăn do phải loại bỏ nhiều vật ngăn cách không gian. Các phòng ban, bộ phận được đóng kín, đã được cố định theo từng chức năng sẵn nên dẫn đến khó điều chỉnh thiết kế. Vì vậy, chi phí dành cho việc tái cấu trúc văn phòng đóng cũng cao hơn so với văn phòng mở. Văn phòng mở: Văn phòng mở có